Th-app tích hợp công nghệ RFID

Công nghệ RFID là gì? Ứng dụng công nghệ RFID trong thực tiễn

Công nghệ RFID là gì?

RFID là gì? RFID là viết tắt của từ Radio Frequency Identification là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Khi đó cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số và tần số đó thường được sử dụng trong RFID là 125Khz hoặc 900Mhz .

Một thiết bị RFID được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là thiết bị đọc và thiết bị phát mã có gắn chip. Trong đó thiết bị đọc được gắn antenna thu phát sóng điện từ, còn thiết bị phát mã RFID được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID có chứa một mã số nhất định sao cho không trùng lặp với nhau.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể nào đó và thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng được điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. Ngay lúc đó RFID reader biết được tag nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.

Ứng dụng công nghệ RFID

Ứng dụng tiêu biểu và thiết thực nhất là chống mất trộm trong shop thời trang hay siêu thị hàng hóa. Khi đó các chip RFID tag sẽ được gắn với các mã số hàng hóa. Thiết bị RFID reader và antenna được gắn với bên ngoài cửa kiểm soát. Nếu hàng hóa chưa được tháo chip ra ngoài cửa kiểm soát thì thiết bị Reader dễ dàng nhận thấy và phát ra cảnh báo. Ngoài ra, chip RFID còn được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc quản lý hàng hóa Xuất-Nhập-Tồn, sản xuất hoặc gia công thành phẩm mang tính giá trị cao cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

Như vậy chúng ta đã hình dung được RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của chúng ra sao. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích và thú vị hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!

Ứng dụng Công nghệ - Quản lý cửa hàng

Kinh doanh cửa hàng nhưng gặp vấn đề trong việc quản lý? Bạn muốn quản lý giá bán và sản phẩm một cách chính xác, khoa học? Hãy để Phần mềm quản lý , ứng dụng công nghệ TH-App chúng tôi, chia sẻ và hỗ trợ , giúp bạn tiết kiệm thời gian và quản lý sản phẩm

1. Quản lý sản phẩm và giá bán.

Quản lý là công việc quản trị của một công ty, tổ chức, hội nhóm. Giúp cho việc vận hành hoạt động suôn sẻ. Công việc quản lý bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ chiến lược của tổ chức, hội nhóm để hoàn thành các mục tiêu chung.

Quản lý công ty, hoặc cửa hàng cũng tương tự như vậy bao gồm các hoạt động :

• Vận hành cửa hàng đúng với các quy trình được đặt ra.

• Giúp chủ cửa hàng nắm rõ tình hình kinh doanh.

• Quản lý hàng hóa là kiểm soát và theo dõi những hoạt động liên quan đến cửa hàng kinh doanh.

Các công việc tổ chức, sắp xếp sản phẩm lên kệ, cách bảo quản, quản lý số lượng sản phẩm đều cần quản lý để đảm bảo tính liên tục và chính xác của việc cung cấp hàng hóa.

Phần lớn các cửa hàng ở Việt Nam bán hàng và ghi chép sổ sách theo trí nhớ. Số lượng hàng hóa của các đại lý/ cửa hàng trung bình có khoảng 500 mã hàng đến hàng ngàn mã sản phẩm khác nhau. Mỗi mã hàng hóa khác nhau sẽ có giá bán khác nhau. Tuy nhiên, thời gian đầu họ cũng cần ghi nhớ khá nhiều và phải bán nhiều mới nhớ. Không phải lúc nào họ cũng có mặt ở cửa hàng. Nếu quy mô mở rộng thì cửa hàng cần thuê thêm nhân viên bán hàng và nhân viên sắp xếp hàng hóa mới có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết,...

Để các công việc quản lý được tự động hóa và thống nhất trong một hệ thống thì chúng ta có thể áp dụng giải pháp sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Với phần mềm quản lý th-app , chúng ta không cần tự ghi nhớ mã sản phẩm, giá bán, số lượng tồn kho,...

2. Ứng dụng phần mềm quản lý tại các cửa hàng

Thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng gần như là quen thuộc và cần thiết. Nhất là đối với các mô hình kinh doanh như các đại lý/ cửa hàng tạp hóa với số lượng hàng hóa nhiều, giá bán khác nhau,.... Trước đây, các chủ cửa hàng thường phải tự tính tiền thủ công dẫn đến sai sót, thất thu. Việc quản lý hàng tồn kho, công nợ cũng trở nên phức tạp. Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thì việc giảm thiểu các công đoạn kiểm kê sẽ được tối ưu và tiết kiệm nhiều thời gian, để có thể mở rộng phát triển kinh doanh thêm các sản phẩm mới, làm phong phú , đa dạng hàng hóa tại cửa hàng. Lợi ích mà phần mềm quản lý bán hàng TH-app mang lại là giải quyết các vấn đề như:

• Quản lý mã sản phẩm, tên hàng hóa theo mã vạch, giá bán chi tiết.

• Quét mã vạch sản phẩm với Công nghệ thẻ RFID để tra cứu, tính tiền, in hóa đơn nhanh chóng.

• Quản lý hàng hóa nhập /xuất kho; quản lý số lượng hàng tồn kho.

• Xuất các báo cáo lãi lỗ kinh doanh, báo cáo số lượng bán, doanh thu, công nợ,…

• Phân quyền quản lýcho nhân viên nhanh chóng, tiện lợi.

• Cập nhật, theo dõi tình hình kinh doanh và kiểm tra doanh thu, chi phí nhanh chóng trong ngày.

Tùy vào sự đa dạng của các mặt hàng kinh doanh và quy mô cửa hàng như thế nào thì chúng ta nên chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp. th-app.com là phần mềm quản lý bán hàng online phù hợp cho các mô hình chuỗi, bán sỉ, bán lẻ ở Việt Nam. Phần mềm quản lý th-app.com sẽ đem lại các giải pháp về công nghệ tích hợp quản lý sản phẩm, quản trị cửa hàng từ xa, xử lý đơn hàng, lưu dữ liệu khách hàng, báo cáo doanh thu,...điều đó sẽ giúp chủ cửa hàng thuận tiện hơn trong quá trình quản lý và vận hành kinh doanh. Bạn có thể liên hệ hotline/zalo: 0972 94 7161 hoặc email: support@th-app.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh và phù hợp nhất.

Quản lý kho bằng mã vạch và công nghệ thẻ chip RFID như thế nào???

Mã vạch là một dạng mã hóa thông tin bằng các ký tự và chữ số chứa đựng nhiều thông tin về sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Kiểm tra mã vạch là một trong những cách người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng để phân biệt hàng thật - hàng giả. Và ứng dụng công nghệ RIFD để quản lý kho hàng chặt chẽ và tiện lợi cho doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý như thế nào? Hãy cùng TH-App tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết này nhé.

Sự ra đời của mã vạch đã giúp các nhà sản xuất, người tiêu dùng hi vọng sẽ hạn chế được vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường hiện nay. Mỗi mã vạch sẽ tương ứng với một sản phẩm nhất định, tương tự như “ID” của mỗi con người. Đặc biệt, mã vạch còn được xem như một phương pháp để tra cứu thông tin, hình ảnh sản phẩm bằng cách quét mã thông qua một số phần mềm trên smartphone. Có rất nhiều cách để kiểm tra mã vạch, nhưng liệu bạn có biết cách nào có thể kiểm tra chính xác nhất hay không?

Mã vạch là gì?

Mã vạch là các con số (có thể gồm luôn cả chữ) với các mẫu sọc cụ thể, đại diện cho từng sản phẩm và thường được dán nhãn trên các sản phẩm đó. Khi một người mua hàng, các mã này sẽ được quét bằng đầu đọc quang học (tương tự như các quầy thanh toán ở cửa hàng, siêu thị) và hiển thị tên sản phẩm, chất liệu,...

Việc áp dụng công nghệ mã vạch trong quản lý kho hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tăng cường độ chính xác, giảm thiểu sai sót trong quá trình quản lý kho hàng, sai sót trong việc xác định thông tin sản phẩm, xuất nhập hàng hóa,…
  • Tăng cường hiệu quả tăng cường hiệu quả trong quá trình quản lý kho hàng, giảm thời gian và chi phí quản lý kho hàng,…
  • Tăng cường tính linh hoạt dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh.

Ứng dụng của mã vạch trong quản lý kho hàng

Mã vạch được ứng dụng trong quản lý kho hàng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Xác định thông tin sản phẩm: như tên sản phẩm, mã sản phẩm, lô sản xuất, hạn sử dụng,…giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.
  • Kiểm soát hàng tồn kho:dễ dàng kiểm soát số lượng hàng tồn trong kho, tránh được tình trạng thất, thiếu hụt hàng hóa,…
  • Quản lý xuất nhập kho một cách chính xác và hiệu quả, tránh được tình trạng xuất nhập nhầm hàng, thất thoát hàng.
  • Quản lý kho bãi một cách khoa học và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình vận hành.

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, việc kiểm soát hàng hóa bằng mã vạch được phổ biến ở một số công cụ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ quản lý kho bằng mã vạch khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số công cụ phổ biến:

Máy in mã vạch

Máy in mã vạch là một thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính, có chức năng in các dữ liệu lên bề mặt tem nhãn (label) theo yêu cầu người dùng.

Có hai loại máy in mã vạch: máy in nhiệt và máy in kim.

  • Máy in nhiệt là loại máy in phổ biến nhất hiện nay. Máy in nhiệt sử dụng nhiệt để làm nóng đầu in, khiến mực in chuyển sang dạng rắn và bám dính lên bề mặt tem nhãn. Máy in nhiệt có ưu điểm là tốc độ in nhanh, độ bền cao, và chi phí vận hành thấp. Máy in kim là loại máy in sử dụng kim để đục lỗ trên bề mặt tem nhãn.
  • Máy in kim có ưu điểm là giá thành rẻ, độ bền cao, và có thể in được trên nhiều loại bề mặt tem nhãn. Tuy nhiên, máy in kim có tốc độ in chậm và độ phân giải thấp.

Máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch là một thiết bị điện tử có chức năng đọc dữ liệu được mã hóa trong mã vạch.

Có hai loại máy quét mã vạch chính: máy quét mã vạch tuyến tính và máy quét mã vạch 2D.

  • Máy quét mã vạch tuyến tính là loại máy quét phổ biến nhất hiện nay. Máy quét mã vạch tuyến tính sử dụng một tia sáng để quét mã vạch. Máy quét mã vạch tuyến tính có ưu điểm là giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, máy quét mã vạch tuyến tính chỉ có thể đọc được mã vạch tuyến tính, loại mã vạch phổ biến nhất hiện nay.
  • Máy quét mã vạch 2D là loại máy quét có thể đọc được cả mã vạch tuyến tính và mã vạch 2D. Mã vạch 2D là loại mã vạch có nhiều thông tin hơn mã vạch tuyến tính. Máy quét mã vạch 2D có ưu điểm là có thể đọc được nhiều loại mã vạch, bao gồm mã vạch tuyến tính, mã vạch QR, mã vạch DataMatrix,… Tuy nhiên, máy quét mã vạch 2D có giá thành cao hơn máy quét mã vạch tuyến tính và khó sử dụng hơn.

Phần mềm quản lý kho

Phần mềm quản lý kho là một hệ thống phần mềm được thiết kế để giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho, bao gồm các hoạt động như nhập hàng, xuất hàng, kiểm kho, theo dõi hàng tồn kho, và lập báo cáo. Phần mềm quản lý kho có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho theo lô, hạn sử dụng. Quản lý hàng tồn kho luôn là một bài toán khó khăn đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt. Các hệ thống quản lý truyền thống thường gặp phải những hạn chế về thời gian, sự nhầm lẫn và sai sót trong việc nhập xuất dữ liệu, dẫn đến sự không chính xác và thiếu minh bạch. Tuy nhiên, với sự ra đời và phát triển của công nghệ RFID, những vấn đề trên đã dần được giải quyết. Quan trọng hơn hết, việc ứng dụng công nghệ RFID giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu và sử dụng thông tin hiệu quả, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Ứng dụng của RFID trong quản lý kho.

Một số ứng dụng phổ biến của RFID trong quản lý kho:

  • Theo dõi và quản lý hàng tồn kho: RFID cho phép theo dõi chính xác và tự động hàng tồn kho trong thời gian thực. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng hụt hàng, lạc mất hàng hoặc tồn kho dư thừa.
  • Quản lý lô hàng: RFID cho phép gắn thẻ theo dõi thông tin của từng lô hàng, bao gồm thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc, và các thông tin liên quan khác. Việc này giúp quản lý lô hàng hiệu quả hơn và đảm bảo rằng hàng hóa cũ được tiêu thụ trước khi hàng mới.
  • Tự động xếp dỡ hàng hóa: RFID giúp tự động nhận dạng và phân loại hàng hóa trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong quá trình quản lý kho.
  • Theo dõi chuyển động hàng hóa: RFID cho phép theo dõi chuyển động của hàng hóa trong thời gian thực, từ khi nhập kho đến khi xuất kho hoặc vận chuyển. Việc này giúp quản lý và điều phối hàng hóa một cách hiệu quả và nhanh chóng.
  • Kiểm soát và bảo mật kho hàng: RFID có thể tích hợp với các hệ thống an ninh để giám sát và kiểm soát quyền truy cập vào kho hàng. Điều này giúp tăng cường an ninh và ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc mất cắp hàng hóa.
  • Đối chiếu dữ liệu và chống tráo đổi hàng hóa: RFID có thể giúp đối chiếu thông tin giữa các tài liệu hoặc hóa đơn với thực tế trong kho, giúp ngăn chặn các trường hợp tráo đổi hoặc ghi sai thông tin.
  • Tối ưu hóa quy trình quản lý kho: RFID giúp tối ưu hóa quy trình quản lý kho và cải thiện hiệu quả vận hành, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Theo dõi và quản lý tài sản cố định: Ngoài hàng hóa, RFID cũng có thể được sử dụng để theo dõi và quản lý các tài sản cố định trong kho như thiết bị, máy móc, và công cụ.

Như vậy, việc kết hợp sử dụng các thiết bị công nghệ quản lý hàng hóa, hàng tồn kho như hệ thống thiết bị mã vạch và ứng dụng công nghệ thẻ Chip RIFD, sẽ giúp các doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý tiết kiệm thời gian , có thể kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng, đẩy mạnh doanh thu để mở rộng, phát triển thị trường.

Trên đây là một vài lợi ích nổi bật và cách quản lý kho bằng mã vạch, ứng dụng công nghệ thẻ chip RFID. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp!